Truy cập nội dung luôn

TUYÊN TRUYÊN CÁC BIỆN PHÁP PHÒNG CHỐNG BỆNH DẠI TRÊN ĐỘNG VẬT

Tue Mar 19 17:17:00 GMT+07:00 2024

BÀI TUYÊN TRUYÊN CÁC BIỆN PHÁP PHÒNG CHỐNG BỆNH DẠI TRÊN ĐỘNG VẬT

 

       Kính thưa toàn thể nhân dân

       Theo Thông tin từ Bộ Y tế, tình hình bệnh Dại trên người thời gian gần đây có chiều hướng gia tăng và diễn biến phức tạp, cụ thể: Năm 2023 cả nước có 82 người  chết vì bệnh  Dại tại 30 tỉnh, thành phố (tăng 12 trường hợp so với năm 2022); tính riêng từ ngày 01/01/2024 đến ngày 20/02/2024, cả nước đã xảy ra 18 ca tử vong trên người do bệnh Dại ở14 tỉnh, thành phố(tăng 9 ca so với cùng kỳ năm 2023), số người bị động vật cắn phải điều trị dự phòng bệnh Dại đã lên tới gần 70.000 người (tăng 11% so với cùng kỳ năm 2023).Tại tỉnh Thái Nguyên, từ đầu năm 2024 đến nay số người bị chó, mèo cắn đi điều  trị dự phòng  tại  Trung  tâm  y  tế tuyến huyện, tỉnh  là  539  người. Có 01 người tử vong do mắc bệnh Dại tại xã Dân Tiến, huyện Võ Nhai (bệnh nhân bị mèo cắn từ tháng 10/2023 nhưng không đi tiêm phòng dẫn đến tử vong).

       1. Bệnh dại là gì?

       Bệnh Dại là bệnh truyền nhiễm nguy hiểm do vi rút Dại gây ra, bệnh lây truyền từ động vật sang người qua vết cắn, vết thương, vết cào, liếm của động vật.

       Bệnh do một loài virus hướng thần kinh gây ra, thường gây tác hại thần kinh, bắt nguồn từ não và tủy sống. Vật bị bệnh thường điên cuồng hay bại liệt rồi chết. Ở nước ta, nguồn bệnh dại chủ yếu là từ chó, mèo.

       Nguồn bệnh và thời gian ủ bệnh:

       - Nguồn bệnh: Ở nước ta, chó nhà là nguồn bệnh dại chủ yếu chiếm đến hơn 90%, sau đó là mèo nhà.

       - Đường lây truyền: Vi rút xâm nhập qua vết cắn, vết cào, vết liếm, da, niêm mạc bị tổn thương, vết thương hở.

       - Thời gian ủ bệnh ở động vật có thể kéo dài từ vài ngày đến vài tháng, có thể lâu hơn. Sau khi bị chó, mèo mắt bệnh dại cắn, thời gian ủ bệnh thường từ 01 - 03 tháng. Thời gian ủ bệnh phụ thuộc vào tình trạng nặng nhẹ của vết cắn, vị trí vết cắn có liên quan đến nơi có nhiều dây thần kinh, khoảng cách từ vết cắn đến não, số lượng vi rút xâm nhập. Vết cắn càng nặng và gần thần kinh trung ương thì thời gian ủ bệnh càng ngắn.

       2. Triệu chứng

       Bệnh dại thường chia làm 2 thể: Thể dại điên cuồng và thể bại liệt.

       Biểu hiện của bệnh dại trên người:

       Thời gian ủ bệnh ở người thường từ 2 - 8 tuần, có thể kéo dài đến trên 1 năm. Thời gian này phụ thuộc vào tình trạng nặng, nhẹ của vết thương, vị trí vết thương và số lượng virus được truyền sang người. Người bị mắc bệnh dại cũng có 2 thể bệnh lâm sàng là thể:

       - Thể điên cuồng (hung dữ): thường biểu hiện triệu chứng gào thét, tăng cảm giác của các giác quan, sợ gió, sợ nước nên thường được gọi là bệnh sợ nước, bị hoang tưởng, đập phá, co thắt thanh quản...

        - Thể bại liệt: bệnh nhân thường nằm im lìm, hay có liệt hướng lên, liệt hô hấp. Tất cả các bệnh nhân lên cơn dại đều bị tử vong sau 7 -10 ngày.

        Để chủ động phòng chống bệnh dại, người dân cần thực hiện tốt các biện pháp sau:

        - Tiêm phòng đầy đủ cho chó, mèo nuôi và tiêm nhắc lại hàng năm theo khuyến cáo của ngành thú y.

        - Không thả rông chó, mèo; chó ra đường phải được đeo rọ mõm và có người dẫn.

        - Không đùa nghịch, trêu chọc chó, mèo.

        - Khi bị chó, mèo cắn, cào, liếm cần:

       + Rửa kỹ vết thương bằng nước và xà phòng đặc liên tục trong 15 phút, nếu không có xà phòng thì phải xối rửa vết thương bằng nước sạch - đây là biện pháp sơ cứu hiệu quả để giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh dại khi bị chó, mèo cắn.

       + Sau đó tiếp tục rửa vết thương bằng cồn 70%.

       + Hạn chế làm dập vết thương và không được băng kín vết thương.

       + Đến ngay trung tâm y tế gấn nhất để được tư vấn và tiêm phòng dại kịp thời. Chỉ có tiêm phòng mới ngăn ngừa không bị bệnh dại.

       + Tuyệt đối không được điều trị bằng thuốc nam và các phương thuốc dân giang, gia truyền.

       + Đối với chó nuôi có đăng k‎ý đã được tiêm phòng dại hàng năm, cần theo dõi con vật trong vòng 14 ngày.

       + Đối với chó, mèo không tiêm phòng dại, khi nghi mắc bệnh dại mà đã cắn, cào người thì phải nhốt theo dõi trong 90 ngày; trong trường hợp chưa cắn, cào người thì phải tiêu hủy.

       Ngoài bệnh dại, chó và mèo còn truyền nhiều căn bệnh khác, trong đó có không ít bệnh nguy hiểm, khó chữa. Vì vậy, những gia đình có trẻ em nên hạn chế nuôi chó, mèo, vì trẻ em thường hay lê la, đưa vào miệng những vật dụng trên nền nhà. Tuyệt đối không cho trẻ ôm hôn chó mèo, nhất là phần đuôi của chó mèo, vì đuôi và lông dính rất nhiều chất thải. Đặc biệt là không cho trẻ nhỏ chọc phá, trêu ghẹo chó mèo, mèo lạ, nhất là cho mèo chạy rong ngoài đường.

       Để chủ động phòng chống bệnh Dại có hiệu quả và bảo vệ đàn chó. mèo nuôi, nhất trong giai đoạn nắng nóng hiện nay. Ủy ban nhân dân phường đã xây dựng KH tổ chức đợt tiêm phòng vắcxin bệnh Dại đợt 1 năm 2024.

       Trong những năm qua công tác tiêm phòng bệnh dại được địa phương quan tâm và thực hiện thường xuyên. Nhờ vậy mà tình trạng bệnh dại không xảy ra, các ca bệnh bị chó, mèo cắn đều được điều trị khỏi. Tuyệt đại bà con nhân dân đều tích cự hưởng ứng và xem đây là trách nhiệm của chủ vật nuôi. Tỷ lệ tiêm phòng bệnh dại của địa phương đều đạt cao. Tuy nhiên, một số hộ vẫn chưa nhật thức rõ tác hại của bệnh dại, thờ ơ trước trách nhiệm của mình nên cố tình không thực hiện tiêm phòng bệnh dại. Nhiều gia đình đỗ lỗi do không tróng, không giử được; thậm chí còn giao trách nhiệm cho cán bộ thú y. Bênh cạnh công tác tuyên truyền, vận động nhằm giải thích cho người dân hiểu thì nhà nước cũng có chế tài xử lý các trường hợp không thực hiện.

       Vì mục tiêu bảo vệ, chăm sóc sức khỏe cho nhân dân, của mình và người thân trong gia đình. Đồng thời, bảo vệ đàn chó, mèo nuôi. Các hộ có nuôi chó, mèo trên địa bàn phường Đắc Sơn hãy tích cực hưởng ứng việc tiêm phòng vắc xin bệnh Dại năm 2024.

 

Bùi Văn Ngư
Phường Đắc Sơn

Thống kê truy cập

Đang truy cập: 1

Tổng truy cập: 271913